The Mermaid (8/2): Mỹ nhân ngư là bộ phim điện ảnh của "Vua hài Hong Kong" Châu Tinh Trì sau ba năm từ Tây Du Ký ngoại truyện. Bộ phim là một thông điệp với vấn đề bảo vệ môi trường, bên cạnh đó còn là sự xen kẽ của tình yêu
Tin phim:
Im Si Wan chứng tỏ khả năng diễn xuất với "Khi nhà vua yêu"
Sự nghiệp bứt phá của dàn sao "Cổ kiếm kì đàm"
Bộ phim là một tác phẩm giả tưởng do Châu Tinh Trì viết kịch bản kiêm đạo diễn. Hồi mới ra mắt, đoạn teaser của The Mermaid cho thấy phong cách hài trào lộng của Châu Tinh Trì sẽ tiếp tục được phát huy ở bộ phim mới. Phim có kinh phí lên tới hơn 60 triệu USD, chủ yếu được rót cho phần kỹ xảo.
Một ngày, chủ tịch tập đoàn điển trai nhưng hám tiền của công ty bất động sản nổi tiếng Hong Kong quyết định cải tạo vùng hồ nơi tộc người cá sống thành khu đô thị. Gã chủ tịch đưa những chiếc máy phát sóng siêu âm xuống dưới lòng hồ để giết các loài sinh vật dưới nước. Khi tộc người cá bị đe dọa sinh tồn, họ cử cô người cá trẻ xinh đẹp nhất tộc đi giết chủ tịch tập đoàn. Rắc rối xảy ra khi nàng tiên cá hậu đậu và gã chủ tịch rơi vào lưới tình. Một nàng tiên cá trẻ, gầy guộc, mặt nhỏ, răng nhọn, mê gà quay, có giọng hát vỡ kính. Cô bé sống cùng tộc người cá ở vùng hồ ven biển Hong Kong. Vùng hồ này bị ô nhiễm sau nhiều năm con người đô thị hủy hoại môi trường.
Rải đều từ đầu tới cuối phim co trang là hàng loạt chi tiết oái oăm, trớ trêu hoặc nhảm nhí nhưng hợp lý, vốn là đặc trưng trong các phim hài của Châu Tinh Trì. Mỗi phân cảnh trong phim đều kết thúc bằng những lời đối đáp hài hước hoặc hoạt cảnh vui nhộn do các nhân vật tương tác với nhau. Cảnh một người đàn ông thô kệch đóng làm người cá giả hiện lên từ bồn tắm khiến khán giả không thể nhịn cười. Một số chi tiết khác lấy tiếng cười từ tình huống oái oăm về nhân vật người chú bạch tuộc của nàng tiên cá khi lên bờ.
Trộn các mảng miếng hài hòa, kịch bản chặt chẽ cuốn người xem vào chuyện tình yêu giằng xé giữa một người cá ngây thơ có số phận bị đe dọa với một đại gia keo kiệt có quá khứ nghèo khổ. Cả hai hợp nhau cả từ lối ăn uống và cả sự cô độc. Giữa các chi tiết hài hước và cảm động, tác giả khéo léo cài cắm câu chuyện về lòng tham tiền bạc của những con người bất chấp tất cả, ngay cả việc hủy hoại môi trường sống của bản thân và các loài khác.
Dàn diễn viên trong phim diễn xuất tròn vai, làm nổi bật các tính cách nhân vật. Xuất thân là người mẫu ảnh và chưa có kinh nghiệm diễn xuất, Lâm Doãn tận dụng ngoại hình thanh mảnh khi hóa thân thành mỹ nhân ngư gầy guộc. Cô diễn tự nhiên, khiến người xem thấy rõ chân dung một tiên nữ không gợi cảm như truyền thuyết mà ngốc nghếch tới nỗi bị tưởng lầm là "con dở".
Vẻ mặt ngây thơ của Lâm Doãn cũng khiến người xem tin vào nhân vật ngây thơ và thánh thiện của cô gái mới lớn rơi vào tình yêu với kẻ thù của cả gia tộc. Người đẹp 19 tuổi tỏ ra kiên quyết trong các cảnh đánh nhau kịch tính và tạo sự đồng cảm trong các cảnh nội tâm giằng xé, vừa đau đớn vừa hài hước.
Đặng Siêu vào vai đại gia bất động sản hám tiền nhưng cô độc bằng lối diễn của người có nhiều kinh nghiệm đứng trước máy quay. Anh khéo léo biến hóa để làm bật lên một nhân vật ban đầu đáng ghét rồi sau trở nên đáng thương. Trong khi đó, La Chí Tường mạnh mẽ trong vai người bạch tuộc dũng mãnh và quả quyết đi giết con người. Tạo hình sắc sảo giúp nữ diễn viên Trương Vũ Kỳ đóng tốt vai nữ đại gia lợi dụng sắc đẹp để đạt được mục đích, vì tiền mà bất chấp tất cả.
Là phim hài giả tưởng, Mỹ nhân ngư phô diễn nhiều pha kịch tính sống động và bắt mắt. Những phân đoạn chiến đấu giữa tộc người cá và con người tận dụng công nghệ kỹ xảo để đẩy kịch tính lên hết mức. Nhiều chi tiết như đuôi cá khổng lồ lấp lánh hay vòi bạch tuộc kếch xù bắt mắt người xem. Những hình ảnh sống động và phân cảnh hành động được đẩy đưa nhuần nhị bằng nhịp dựng hối hả.
Các nhà làm phim khéo léo sử dụng nhạc phim để nói lên nỗi lòng nhân vật, ngoài việc thỏa mãn tai nghe của khán giả. Ca khúc Thế gian chỉ có anh là tốt - vốn gắn liền với phim kiếm hiệp Anh hùng xạ điêu năm 1983 - được phối mới, mang phong cách hiện đại và có tính giải trí cao.
Tác phẩm có điểm trừ nhỏ ở việc các nhà làm phim đôi khi đưa thêm một số cảnh thừa chỉ để gây cười nhưng không liên quan chặt chẽ tới cốt truyện. Câu nói này được nhắc lại trong phim: "Khi thế giới này chẳng còn đến một giọt nước sạch, một luồng không khí trong lành thì tiền còn nghĩa lý gì?".
Phim hài của Châu Tinh Trì trước đây mang đậm yếu tố văn hóa Hong Kong, Trung Quốc đại lục nên có thể khiến người phương Tây không hiểu hết ý nghĩa. Nhưng theo Mtime, khán giả khắp nơi trên thế giới đều hiểu được Mỹ nhân ngư nói gì. Từ giây đầu tiên, tác phẩm đã nói với khán giả đây là bộ phim về đại dương và vấn đề bảo vệ đại dương. Đạo diễn muốn thông qua con mắt của người cá nhìn nhận thế giới con người cùng tác động của họ tới môi trường.
Tổ chức phi chính phủ WildAid (Cứu trợ hoang dã) ở Trung Quốc khen ngợi thông điệp từ Mỹ nhân ngư
Home / Châu Tinh Trì /
Mỹ Nhân Ngư /
phim-dien-anh
/ Mỹ nhân ngư: Phim điện ảnh Hoa ngữ được mong đợi nhất 2016
- Blogger Comment
- Facebook Comment
Đăng ký:
Đăng Nhận xét
(
Atom
)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét